Danh sách các tỉnh miền Bắc được cập nhật ngay sau đây là những tổng hợp của Golden Land về những đặc trưng nổi bật nhất về khí hậu, các địa danh du lịch nổi tiếng bậc nhất của miền bắc Việt Nam. Các thông tin này chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những độc giả khó tính nhất về miền di sản, lịch sử văn hoá nơi kinh bắc.

Danh sách các tỉnh miền Bắc

Danh sách các tỉnh miền Bắc bao gồm 25 tỉnh thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Trong đó là 23 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội và Hải Phòng.

Danh sách các tỉnh miền Bắc bao gồm 25 tỉnh thành phố, những thông tin đặc trưng nổi bật nhất về khí hậu, các địa danh du lịch nổi tiếng của các tỉnh phía Bắc. 

Miền Bắc nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ núi non trùng điệp, những cánh đồng bạt ngàn lúa xanh mát mắt. Khí hậu nhiệt đới bốn mùa cây trái sum suê. Nơi đây được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt với bao thế hệ lớp lớp những người anh hùng áo vải. Truyền thống văn hoá vô cùng phong phú đa dạng, với hàng trăm ngàn các lễ hội thường niên trong năm thu hút hàng vạn lượt khách du lịch.

Danh Sách Các Tỉnh Miền Bắc

Danh sách các tỉnh miền bắc gồm 25 tỉnh thành phố

Hành trình về với đất bắc là các tour du lịch tâm linh, thăm quan các di sản truyền thống, các cố đô xưa, các tour du lịch sinh thái rừng biển vô cùng sống động. Các tour du lịch foodtour ngày càng hút khách vì sự độc đáo, ngon mắt, lạ miệng của những món ăn sản vật miền Bắc cùng lối chế biến tinh tuý, đặc sắc.

Đặc điểm quy hoạch vùng kinh tế của các tỉnh miền Bắc

Xét về vị trí địa lý, miền bắc nước ta phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp với nước Lào, phía bắc giáp với Trung Quốc, điểm cuối của khu vực phía bắc là tỉnh Ninh Bình thì giáp với tỉnh Thanh Hoá. Miền Bắc rộng nhất so với miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Miền Bắc rộng tới 600 km2, bao gồm tất cả các tỉnh địa đầu tổ quốc đến hết đồng bằng Sông Hồng. Có địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, nương theo dòng chảy của các con sông lớn.

Dựa trên vị trí địa lý và tính chất đặc trưng khí hậu của từng khu vực mà miền Bắc được quy hoạch chia thành 3 khu vực:

Một là: khu vực Tây Bắc Bộ: bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình.

Hai là: khu vực Đông Bắc Bộ: bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Ba là: khu vực đồng bằng sông Hồng: bao gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.

Dựa trên tính chất vùng kinh tế mà miền Bắc được quy hoạch chia thành 2 khu vực:

Một là: vùng kinh tế Duyên hải Bắc bộ: bao gồm 11 tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

Hai là: vùng kinh tế Trung du và miền núi phía Bắc: bao gồm 14 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Thái Nguyên, Hoà Bình, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ. Vùng kinh tế này còn bao gồm cả 21 huyện và 1 thị xã của tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.

Danh Sách Các Tỉnh Miền Bắc

Dựa trên vị trí địa lý và khí hậu, các tỉnh miền bắc được chia thành 3 vùng kinh tế

Có thể nói vùng kinh tế phía Bắc là sự đa dạng và phức tạp của các tỉnh mang đặc thù địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển. Chính vì vậy mà định hướng phát triển kinh tế từng vùng cũng khác nhau, phát triển kinh tế nông, lâm sản, kinh tế biển và du lịch.

Đặc trưng kinh tế xã hội, du lịch của các vùng kinh tế các tỉnh miền Bắc

Danh sách các tỉnh miền bắc được chia thành 3 khu vực: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. Mỗi khu vực mang đặc trưng địa hình, khí hậu, kinh tế xã hội, văn hoá, du lịch khác nhau. Trong đó: 

Vùng kinh tế Tây Bắc Bộ

Vùng kinh tế Tây Bắc Bộ trong danh sách các tỉnh miền Bắc, gồm 6 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

STTTỉnh thànhDiện tích (km2)Dân số (người)Mật độ dân số (người/km2)
1Sơn La14.109,831.300.10091
2Điện Biên9.539,93635.92166
3Lai Châu9.068,73482.00053
4Yên Bái6.892,67847.200122
5Lào Cai6.364,25770.600121
6Hòa Bình4.590,3877.560190

Qua đây có thể thấy Hòa Bình là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nhưng có mật độ dân số cao nhất 190 người/km2. Khu vực Tây Bắc Bộ có đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc, với địa hình núi cao hiểm trở, đặc biệt dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy dài qua các tỉnh lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái có độ cao từ 2800m đến 3000m so với mực nước biển. Nên khu vực này có khí hậu lạnh vào mùa đông với hình thái cây trồng chịu được sương muối và băng giá của vùng núi cao.

Mùa đông đến với vùng núi Tây Bắc là cảnh tượng hùng vĩ và đẹp “siêu thực” của những cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa ban, hoa mơ, hoa mận nở trắng đồi. 

Vùng kinh tế này không chỉ đa dạng sinh học các loài cây cỏ, thảo mộc, dược liệu, các loài sinh vật, động vật quý hiếm mà còn đặc trưng với các tài nguyên khoáng sản quý giá: đồng, chì, kẽm, đất hiếm. Tạo động lực phát triển kinh tế vùng là khai thác khoáng sản, đồng thời phát triển kinh tế lâm nghiệp thuận lợi.

Càng ngày việc phát triển du lịch sinh thái càng được chú trọng, thúc đẩy phát triển biến những đặc trưng độc đáo của nơi đây là điểm nhấn ấn tượng thu hút du khách bốn phương.

Danh Sách Các Tỉnh Miền Bắc

Vùng kinh tế Tây Bắc Bộ bao gồm 6 tỉnh

Tây Bắc Bộ nổi tiếng với dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao 1613m so với mực nước biển, chính là nóc nhà Đông Dương. Hàng năm thu hút hàng vạn lượt khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm chinh phục và khám phá.

Khí hậu lạnh, mát mẻ cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cây ăn quả, cây hoa màu vụ đông đặc sắc có vị ngọt đậm, cũng như nuôi cá hồi ngày càng phát triển.

Vùng kinh tế Đông Bắc Bộ

Vùng kinh tế Đông Bắc Bộ trong danh sách các tỉnh miền Bắc, gồm 9 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang.

STTTỉnh thànhDiện tích (km2)Dân số (người)Mật độ dân số (người/km2)
1Quảng Ninh6.120,791.398.732250
2Bắc Kạn4.859,96323.71267
3Hà Giang7.927,55892.700113
4Phú Thọ3.534,561.516.900429
5Bắc Giang3.895,891.890.92481
6Tuyên Quang5.867,95805.800137
 7Lạng Sơn8.310,18802.10096
 8Cao Bằng6.700,39543.10081
 9Bắc Giang3.895,891.890.925481

Qua đây có thể thấy Hòa Bình là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nhưng có mật độ dân số cao nhất 190 người/km2. Địa hình toàn khu vực chủ yếu là đồi núi với việc tiếp giáp với Trung Quốc theo đường biên giới Việt – Trung. Từ đây thúc đẩy giao thương mua bán giữa 2 quốc gia. Phía Đông Nam của khu vực giáp với biển Đông nên cũng chịu ảnh hưởng của những cơn bão khi vào mùa mưa bão. Do địa hình đồi núi đá dốc, nên rất hay xảy ra các hiện tượng sạt lở đất gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. 

C:\Users\Admin\Desktop\2-vung-bac-bo-gom-nhung-tinh-nao-hien-nay.jpg

Vùng kinh tế Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh

Phía Nam của khu vực tiếp giáp với dãy núi Tam Đảo và đồng bằng sông Hồng là các điều kiện tự nhiên thuận lời để phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch sinh thái, khám phá hang động, các núi đá vôi.

Các đỉnh núi cao như Tam Đảo hay Mẫu Sơn thường thu hút lượng lớn du khách về tham quan và trải nghiệm ngắm tuyết rơi và thác nước. Ngoài ra các cao nguyên đá lâu đời có độ cao từ trên 100m đến 1600m có khí hậu rất mát mẻ, dễ chịu, cảnh vật hùng vĩ và lôi cuốn đang trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch và các phượt thủ, các tay đua xe đạp khám phá địa hình đồi dốc.

Không chỉ có các núi đá, mà các con sông lớn, con suối len lỏi qua các làng bản của vùng núi Tây Bắc Bộ này cũng xinh đẹp lạ kỳ. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các con sông như sông Hồng, sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang,… chắc chắn du khách sẽ có những khoảnh khắc check in tuyệt đẹp, ưng ý.

Vùng kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng

Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng trong danh sách các tỉnh miền Bắc, gồm 10 tỉnh thành. Trong đó có 8 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương. Đó là: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng. 

STTTỉnh thànhDiện tích (km2)Dân số (người)Mật độ dân số (người/km2)
1Bắc Ninh822,711.488.2501.809
2Hà Nam861,93978.1001.135
3Hà Nội3.359,828.435.7002.511
4Hải Dương1.668,281.946.8001.167
5Hưng Yên930,201.302.0001400
6Hải Phòng1.526,522.088.0001368
 7Nam Định1.668,831.876.9001.125
 8Ninh Bình1.411,781.010.700716
 9Thái Bình1.584,611.878.5001185
10Vĩnh Phúc12361.204.300969

Đây chính là vùng đồng bằng châu thổ của con sông Hồng bồi đắp, cho đất đai màu mỡ, cây trồng tốt tươi, đồng bằng trù phú. Đặc biệt là ở khu vực hạ lưu của sông Hồng và sông Thái Bình, những cánh đồng lúa mẫu lớn, kinh tế nông nghiệp phát triển. Là 1 trong 2 vùng đồng bằng cung cấp số lượng thóc gạo lớn nhất cho cả nước và phục vụ cho xuất khẩu, bên cạnh đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Hồng có phía Đông, Đông Nam giáp khu vực Vịnh Bắc Bộ, biển Đông. Phía Tây, Tây Bắc giáp với vùng Tây Bắc Bộ. Phía Nam, Tây Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc, Đông Bắc giáp vùng Đông Bắc Bộ.

C:\Users\Admin\Desktop\đông bắc bộ.jpg

Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh, thành phố

Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất Việt Nam. Vứi thấp nhất là 716 người/km2 tại Ninh Bình và 2.511 người/km2 tại thủ đô Hà Nội. Điều này lý giải vì sao mà tốc độ đô thị hoá tại đây đang diễn ra rất mạnh mẽ. Các nhà máy, khu công nghiệp, chung cư, nhà cao tầng mọc lên san sát tạo nên diện mạo “thay da đổi thịt” từng ngày cho vùng kinh tế này. Biểu hiện ở việc thu nhập bình quân đầu quân đầu người và số thu ngân sách tăng lên nhanh chóng qua các năm gần đây.

Tìm hiểu chi tiết bản đồ, thông tin các tỉnh trong danh sách các tỉnh miền Bắc.

Các tỉnh miền Bắc gồm những tỉnh nào, danh sách các tỉnh miền Bắc gồm 25 tỉnh, thành phố. Các tỉnh thuộc miền Bắc có chi tiết đơn vị hành chính trực thuộc như sau:

Tỉnh Sơn La

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Sơn La có 12 đơn vị hành chính trực thuộc: bao gồm 1 thành phố và 11 huyện. Đó là: các huyện Sông Mã, Mường La, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Vân Hồ, Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp, Phù Yên, Yên Châu và thành phố Sơn La

Tỉnh Điện Biên

Thành phố của chiến tích lịch sử Điện Biên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc: bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện vùng cao. Đó là, các huyện Mường Nhé, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tủa Chùa, Mường Ảng, Nậm Pồ, Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay.

Tỉnh Lai Châu

Tỉnh miền núi Lai Châu có 8 đơn vị hành chính trực thuộc: bao gồm thành phố Lai Châu và 7 huyện: Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Than Uyên, Mường Tè, Tân Uyên, Phong Thổ, Tâm Đường. 

Tỉnh Lạng Sơn

Tỉnh miền núi Lạng Sơn có rất nhiều cảnh đẹp và đặc sản ẩm thực nổi tiếng, giao thương buôn bán qua cửa khẩu rất phát triển. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Quang, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Văn Lãng, Bình Gia, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn.

Tỉnh Hoà Bình

Hoà Bình nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ Nhà máy thuỷ điện lớn nhất miền bắc, và các lễ hội tâm linh đền chùa nổi tiếng. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc.

Tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang ngày càng có những bước phát triển nhảy vọt với sự hình thành của các khu công nghiệp đầu tư nước ngoài. Các sản phẩm thương hiệu quốc tế đặt nhà máy lại Bắc Giang. Ở đây còn có những cánh rừng và thác nước đẹp đến “xiêu lòng”. Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bắc Giang và 9 huyện đó là Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, Lục Nam, Yên Dũng, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang và Yên Thế.

C:\Users\Admin\Desktop\unnamed.jpg

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc

Tỉnh Nam Định

Nam Định là nơi nổi danh với những lễ hội đền chùa nổi tiếng, nhất là dịp đầu năm. Như lễ hội chợ viềng, lễ hội Khai ấn đền Trần, đền Phủ Dầy,.. Nam Định có những đặc sản nổi tiếng như nem nắm, kẹo sìu châu,…. Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc của tỉnh Nam Định bao gồm: thành phố Nam Định và 9 huyện là Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh, Mỹ Lộc, Nam Trực, Vụ Bản, Hải Hậu, Ý Yên.

Tỉnh Lào Cai

Tỉnh miền núi Lào Cai có địa hình đồi dốc và nhiều vách đá, là nơi sinh sôgs của nhiều dân tộc khác nhau. Tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và 7 huyện: Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát.

Tỉnh Hà Giang

Nơi địa đầu tổ quốc, tỉnh Hà Giang chớm đông có những cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ là điểm đến “check in” đặc biệt thu hút du khách những năm gần đây. Tạo điều kiện để địa phương phát triển kinh tế du lịch hơn nữa. hà Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là huyện: Yên Minh, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Mèo Vạc, Bắc Mê, Quản Bạ, Đồng Văn, Quang Bình và thành phố Hà Giang.

Tỉnh Hải Dương

Là địa phương tiếp giáp với vùng thủ đô, hải Dương phát triển các khu công nghiệp và sản xuất nhỏ. Tỉnh hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là các huyện Bình Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Nam Sách, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành, Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, thị xã Kinh Môn, và 2 thành phố Hải Dương, Chí Linh.

Tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và hiền hoà, kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp được chú trọng. Nơi đây có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.

Tỉnh Cao Bằng

Là cái nôi của văn hoá lịch sử, nơi đây ghi dấu nhiều chứng tích lịch sử và là nơi Bác Hồ đã dừng chân. Tỉnh Cao Bằng có nhiều sản vật địa phương nổi tiếng: cây chè, cơm lam,…Cao Bằng có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Hà Quảng, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hòa An và thành phố Cao Bằng.

Tỉnh Bắc Kạn

Trong danh sách các tỉnh miền Bắc, đây là một tỉnh diện tích nhỏ, Bắc Kạn phát triển hình thức du lịch chợ truyền thống với các sản vật địa phương nổi tiếng. Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là các huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Na Ri, Ba Bể và thành phố Bắc Kạn.

Tỉnh Hà Nam

Hà Nam ngày càng chuyển dịch mạnh mẽ từ kinh tế nông nghiệp nông thôn sang kinh tế công nghiệp. Mật độ dày đặc các khu công nghiệp được đầu tư nước ngoài tại Hà Nam với các thương hiệu danh tiếng, tay nghệ của người lao động ngày càng được nâng cao. Du lịch tâm linh ở hà Nam nổi tiếng với chùa Tam Chúc và quần thể chùa Bái Đính – Trang An (của tỉnh Ninh Bình). Hà Nam có 6 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm và Kim Bảng, thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên. 

C:\Users\Admin\Desktop\Địa giới hành chính.png

Tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính trực thuộc

Tỉnh Yên Bái

Tỉnh Yên Bái có mật độ dân số khá thưa. Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và khai thác nguồn dược liệu. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Văn Yên, Mù Cang Chải, Lục Yên, Trạm Tấu, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ.

Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có diện tích rộng nhất khu vực phía Bắc và kinh tế phát triển mạnh mẽ, đa dạng: kinh tế du lịch, du lịch biển, du lịch tâm linh, vận tải hàng hoá, cửa khẩu,… Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô, Tiên Yên, Vân Đồn, Hải Hà, các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; 2 thị xã là Đông Triều, Quảng Yên.

Tỉnh Thái Bình

“Chị hai năm tấn” vẫn giữ vững là địa phương có sản lượng thóc gạo lớn nhất miền bắc. Thái Bình đồng thời phát triển mạnh mẽ kinh tế công nghiệp với các nhà máy, khu công nghiệp lớn phát triển. Thái Bình có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy, Vũ Thư và thành phố Thái Bình.

Tỉnh Bắc Ninh

Quê hương quan họ Bắc Ninh phát triển du lịch di sản và phát triển các khu công nghiệp mới. Là tỉnh thu hút số vốn FDI đầu tư rất lớn, Bắc Ninh tập trung rất nhiều khu công nghệ mới và là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế của toàn vùng. Tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là 4 huyện Yên Phong, Gia Bình, Tiên Du, Lương Tài, thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và thị xã là Quế Võ, Thuận Thành.

Tỉnh Thái Nguyên

Nổi danh là xứ chè đất Bắc, Thái Nguyên không chỉ phát triển mạnh mẽ cây chè ra xuất khẩu mà còn phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác khoáng sản. Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, và các thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên, Sông Công.

Tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc tiếp giáp với vùng thủ đô, nên ngoài việc phát triển lâm nghiệp, công nghiệp, tỉnh còn phát triển nóng đô thị mới. Du lịch sinh thái Tam Đảo của Vĩnh Phúc là điểm sáng trong mảng phát triển du lịch Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo và thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên.

Tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên tiếp giáp với Hà Nội, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Thủ đô với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Hưng Yên là đặc sản vùng trồng nha, vải thiều, thúc đẩy bán ra trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.. Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Phù Cừ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, thành phố Hưng Yên và thị xã Mỹ Hào.

Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, phát triển mạnh mẽ kinh tế biển và vận tải hàng hoá. Là mảng đóng góp lớn vào ngân sách thành phố nộp lên trung ương. Hải Phòng chuyển mình trong mảng du lịch biển đảo, thăm quan chứng tích lịch sử và foodtour. Thành phố hải Phòng có 15 đơn vị hành chính là các huyện Kiến Thuỵ, Cát Hải, An Dương, Tiên Lãng, Bạch Long Vĩ, Thủy Nguyên, An Lão, Vĩnh Bảo, và các quận Lê Chân, Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến An, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An.

C:\Users\Admin\Desktop\Ban-do-Hai-Phong-hinh-dai-dien.jpg

Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương

Tỉnh Phú Thọ

Nơi quê cha đất tổ Hùng Vương, là mảnh đất thu hút hàng vạn lượt khách về chiêm bái vào dịp giỗ Tổ. Phú Thọ là vùng trồng các cây ngũ cốc, rau màu ngon có tiếng, và nhiều đặc sản ẩm thực. Phú thọ có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tân Sơn, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Yên Lập, thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ.

Tỉnh Ninh Bình

Về với Ninh Bình bạn như thả hồn mình vào thiên nhiên, hang động, các núi đá, đan xen với vùng trong lúa, tạo nên cảnh quan vô cùng ấn tượng. Các tour du lịch sinh thái Tràng An, du lịch tâm linh Bái Đính, khám phá rừng Cúc Phương, Tam Cốc Bích Động, làm say lòng du khách. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, đó là các huyện Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Gia Viễn, Nho Quan và 2 thành phố: Tam Hiệp, Ninh Bình.

Thành phố Hà Nội

Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta là điểm đến du lịch thu hút hàng đầu về nơi đất Bắc. Nơi hồn thiêng sông núi có các di tích lịch sử Văn Miếu, chùa Tháp, hội Gióng Tây Sơn, gò Đống Đa,…Là tâm điểm của kinh tế, văn hóa xã hội trong cả nước. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính trực thuộc. Bao gồm các huyện Ba Vì, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Quốc Oai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Thường Tín, Mê Linh, Phúc Thọ, Thạch Nhất, Thanh Oai, Thanh Trì, Mỹ Đức, Ứng Hòa; 1 thị xã Sơn Tây; Và 12 quận Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Danh sách các tỉnh miền Bắc bao gồm 25 tỉnh thành phố. Mỗi tỉnh của miền Bắc có những đặc trưng riêng nhưng tựu chung lại đều đang chuyển mình mạnh mẽ dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá trường tồn. Hy vọng Golden Land đã giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu thông tin tổng hợp về các tỉnh phía Bắc. Chúc bạn có thật nhiều trải nghiệm thú vị!

Meta: Danh sách các tỉnh miền Bắc bao gồm 25 tỉnh thành phố, những thông tin đặc trưng nổi bật nhất về khí hậu, các địa danh du lịch nổi tiếng của các tỉnh phía Bắc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 867 869