Tầng trệt là gì, là cách gọi tầng nhà đầu tiên (sát mặt đất trở lên) đối với căn nhà nhiều tầng, theo cách gọi của người miền Bắc. Đi cùng với khái niệm thú vị này là những khía cạnh quan trọng cần thiết đối với sự hiểu biết chung của chúng ta về lĩnh vực xây dựng, nhà cửa. Golden Land gửi đến bạn những phân tích tổng hợp liên quan đến tên gọi, cách phân biệt, các yếu tố kỹ thuật và một số mẹo phong thuỷ vô cùng hay ho nhằm thu hút tài lộc khi thiết kế tầng trệt nhé.
Tầng trệt là gì
Tầng trệt là gì, là tầng 1 hay tầng đầu tiên (sát mặt đất) của một công trình nhà ở có nhiều tầng (có từ 2 tầng trở lên). Phía trên của tầng trệt là các tầng 2, tầng 3, tầng 4,… Phía dưới của tầng trệt là tầng hầm (nếu có) đặc biệt là đối với các nhà chung cư, tòa nhà, nhà cao tầng có thiết kế xây dựng hầm đỗ xe.
Tầng trệt là gì, là tầng 1 hay tầng đầu tiên (sát mặt đất) của một công trình nhà ở có nhiều tầng (có từ 2 tầng trở lên). Phía trên của tầng trệt là tầng 2,3,4
Tầng trệt chính là không gian đầu tiên khi bạn bước chân vào ngôi nhà. Nơi đây diễn ra các hoạt động sinh hoạt chung của gia đình, phòng khách, nơi đón tiếp khách đến chơi nhà.
Tầng trệt là gì, là tầng đầu tiên (sát mặt đất) của một công trình nhà ở
Thiết kế tầng trệt hay tầng 1 đẹp, ấn tượng là yêu cầu quan trọng trong xây dựng nhà cửa nhằm tạo được “mặt tiền”, tiền sảnh, phòng khách có không gian hợp lý, thoải mái cho các thành viên. Đồng thời cho công trình diện mạo phong thuỷ đẹp và thu hút tài lộc.
Tầng trệt là cách gọi tầng 1 của ngôi nhà theo cách nói của người miền Bắc. Còn người miền Nam thì hay gọi là tầng 1 hay lầu 1.
Trong các công trình nhà cao tầng, chung cư hay cao ốc, tầng trệt thường là sảnh lớn, sảnh đón tiếp khách, siêu thị, nhà hàng, shop chân đế,..
Như vậy tầng trệt, tầng 1 hay lầu 1 là các tên gọi khác nhau của các vùng miền trên đất nước ta cùng chỉ về không gian tầng nhà đầu tiên (sát mặt đất). Còn các không gian phía trên của tầng trệt được gọi là tầng 2 hay lầu 2, tiếp theo là tầng 3 hay lầu 3,.. Chữ “lầu” có nguồn gốc từ chữ “lâu” trong từ Hán Việt có nghĩa là rất cao, ngôi nhà có nhiều tầng.
Là không gian đầu tiên, sinh hoạt chung của các thành viên và là không gian đón tiếp khách nên bạn cần có những lưu ý kỹ thuật và phong thuỷ nhất định trong thiết kế, xây dựng tầng trệt.
Phân biệt tầng trệt, tầng hầm và tầng lửng
Tầng trệt: là tầng đầu tiên (sát mặt đất), tính từ mặt đất trở lên. Ngay trên tầng trệt hay tầng 1 (lầu 1) là tầng 2 của ngôi nhà. Tầng trệt của các công trình nhà ở dân dụng thường là phòng khách. Tầng trệt của các chung cư hay nhà cao tầng thường là đại sảnh, siêu thị, nhà hàng, các shop chân đế,..
Tầng hầm: là tầng ở dưới tầng trệt (dưới mặt đất), được dùng làm nơi đỗ xe, bãi đậu xe, ga ra ô tô. Tầng hầm thường được xây dựng trong các công trình nhà cao tầng, nhà chung cư hay các tòa nhà, cao ốc.
Tầng lửng: là một căn gác xép hay tầng trung gian, nằm giữa 2 tầng chính thức của một ngôi nhà. Tầng lửng có chiều cao hạn chế, nên tầng lửng không được coi là 1 tầng chính thức. Tầng lửng thường có chiều cao chỉ từ 2.2 đến 2.5m.
Tầng trệt của các công trình nhà ở dân dụng thường là phòng khách
Là tầng nhà không chính thức nhưng tầng lửng giúp tạo ra không gian thoáng đãng, điểm nhấn quan trọng trong thiết kế kiến trúc hoặc làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Tầng lửng đóng vai trò quan trọng làm tăng diện tích sử dụng cho các ngôi nhà có diện tích nhỏ, làm các phòng chức năng như phòng ăn, phòng ngủ hoặc làm nơi chứa đồ.
Tầng lửng giúp “ăn gian” chiều cao cho những ngôi nhà mà chiều cao bị hạn chế. Mang lại cảm giác không gian thoáng rộng hơn.
Xem thêm dự án Vinhomes Tân Mỹ Long An tại Goldenlands.
Yêu cầu kỹ thuật thiết kế tầng trệt là gì
Về chiều cao
Để thiết kế tầng trệt bạn cần tuân theo 1 số tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định để đảm bảo cho không gian sinh hoạt được thoải mái nhất, thoáng đãng và bố trí nội thất đẹp
Nếu tầng trệt có chiều rộng trên 20m thì chiều cao nên thiết kế không quá 7m.
Nếu tầng trệt có chiều rộng từ 7m đến dưới 20m thì chiều cao tối đa không quá 5,8m.
Nếu tầng trệt có chiều rộng dưới 7m thì chiều cao thiết kế không quá 3,8m.
Điều này giúp đảm bảo tính cân đối của thiết kế nhà, tạo nên sự hài hoà và cảm giác rộng rãi cho thiết kế kiến trúc. Số liệu tham khảo cho thấy phần lớn các gia đình thường thiết kế tầng trệt cao từ 3,6m đến 4,5m.
Tầng trệt là cách gọi tầng 1 của ngôi nhà theo cách nói của người miền Bắc
Về chiều rộng
Chiều rộng tầng trệt cũng chính là chiều rộng của ngôi nhà, các thiết kế nhà có chiều ngang rộng luôn có được sự thông thoáng lớn hơn và nhiều phương án thiết kế đẹp, đa dạng hơn.
Các ngôi nhà ở thành thị thường có diện tích nhỏ hẹp và chiều rộng không lớn. Nên bạn cần căn cứ vào số đo chiều rộng thực tế để thiết kế thành các phòng chức năng hoặc phương án tích hợp “2 in 1”, “3 in 1” các phòng: phòng khách, phòng ăn, phòng bếp.
Nếu diện tích tầng trệt nhỏ hẹp, bạn có thể thiết kế thành gara để xe trong nhà.
Phong thuỷ trong thiết kế tầng trệt là gì
Trong khi thiết kế tầng trệt, bạn cần lưu ý đến một số yêu tố như:
Tầng trệt áp sát mặt đất, có độ ẩm cao nên bạn cần làm tốt lớp chống thấm. Chọn vật liệu chống thấm, gạch ốp lát chống thấm tốt để thi công. Nhằm hạn chế tình trạng đổ mồ hôi khi trời nồm ẩm đối với thời tiết miền Bắc khi giao mùa.
Có sự phân chia các phòng chức năng (phòng khách, phòng bếp, phòng ăn) một cách khoa học và hợp lý nhằm tiện dụng trong sinh hoạt và thẩm mỹ trong trang trí nội thất.
Chiều cao thông thuỷ đẹp
Tầng trệt là gì, ngôi nhà có chiều cao thông thuỷ nằm trong cung mệnh (các cung Diên Niên, Thiên Y, Sinh Khí, Phục Vị) thì gia chủ sẽ đón nhận được những luồng khí tốt. Tạo sự thoải mái trong sinh hoạt, sức khỏe tốt, công việc thuận lợi, tài lộc,..cho các thành viên trong gia đình.
Chiều cao tầng trệt quá cao hoặc quá thấp đều khiến cho ngôi nhà bị mất cân đối về thiết kế, dẫn đến tâm trạng bất an, không tốt, luồng sinh khí cũng không thuận lợi cho ngôi nhà.
Chọn hướng cho cửa chính
Hướng tầng trệt tương ứng với hướng cửa chính của ngôi nhà nên cần chọn hướng đẹp nhất ứng với cung mệnh của gia chủ. Xem hướng cửa chính ứng với năm sinh của gia chủ trong thuật xem phong thuỷ bát trạch. Căn cứ theo đó bạn bố trí cửa chính theo hướng đón được nhiều tài lộc may mắn nhất cho gia đình.
Chọn hướng đón ánh sáng
Trong âm dương ngũ hành, mọi sự hài hoà, cân bằng, chan hoà với thiên nhiên đều tạo ra luồng sinh khí tốt. Ngôi nhà có tầng trệt ở hướng đón nắng, gió, ánh sáng tự nhiên đã khiến cho con người cảm thấy khoan khoái, cơ thể khỏe mạnh, cây cối tốt tươi.
Bạn có thể lắp cửa kính để tăng ánh sáng cho tầng trệt. Thiết kế giếng trời hoặc bên hông nhà cũng là nét thiết kế phá cách khôn ngoan để lấy sáng tự nhiên cho tầng trệt, vốn là tầng thấp nhất và thiếu ánh sáng nhất trong một ngôi nhà nhiều tầng.
Chọn vật liệu trang trí nội thất phù hợp cho tầng trệt
Nội thất tầng trệt đóng vai trò quan trọng nhất, được các gia chủ đầu tư nhiều nhất cho mỗi căn nhà. Nơi đây thể hiện được gu thẩm mỹ trong trang trí nội thất của gia chủ. Tùy theo sở thích và các màu sắc nội thất hợp mệnh mà các gia chủ chọn cho mình phong cách và gam màu phù hợp.
Trong trang trí cần đảm bảo sự cân bằng hài hoà với tổng thể ngôi nhà. Tránh nội thất kích thước phô trương quá lớn hoặc quá nhỏ so với tổng thể.
Ví dụ: gia chủ mệnh mộc có thể chọn nội thất gỗ: bàn ghế, tủ, đồng hồ, tranh gỗ,.. tiệp màu hoăc có sự tương đồng màu sắc với rèm cửa vàng nâu, cánh cửa nhôm vân gỗ,…
Top thiết kế tầng trệt đẹp năm 2025
Nếu bạn chưa có ý tưởng nào cho việc thiết kế tầng trệt đẹp và phong thuỷ. Vậy hãy đến ngay với những gợi ý thiết kế tầng trệt đẹp ngay sau đây:
Mẫu 1: Tầng trệt có diện tích lớn giúp cho phòng khách có view khoáng đạt, tầm nhìn rộng và bố trí nội thất gỗ đẹp mắt.
Mẫu 2: Tầng trệt diện tích nhỏ, có thiết kế tinh gọn, thông minh, tích hợp phòng khách với phòng bếp hiện đại
Mẫu 3: Tầng trệt có thiết kế lấy sáng kết hợp tiểu cảnh cho không gian xanh mát, nhiều ánh sáng, dịu nhẹ và hiện đại
Tầng trệt là gì, là không gian đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngôi nhà mà bạn cần phân biệt khái niệm này với tầng lửng hoặc tầng hầm. Đồng thời cũng cần một số lưu ý quan trọng khi thiết kế, trang trí nội thất cho tầng trệt. Hy vọng những chia sẻ của Golden Land đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc thiết kế 1 tầng trệt đẹp và có phong thuỷ tốt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tầng trệt, đừng ngần ngại mà hãy inbox cho admin nhé. Chúc bạn thật nhiều thành công trong cuộc sống.